Hệ thống báo cháy – Lắp đặt hệ thống báo cháy tại Đà Nẵng

19/06/2021 53

Một khía cạnh quan trọng của công tác PCCC là phát hiện kịp thời đám cháy đang bùng phát, đồng thời cảnh báo cho cư dân trong tòa nhà và các tổ chức cứu hỏa. Đây là vai trò quan trọng của hệ thống phát hiện cháy và báo động. Tùy thuộc vào kịch bản ngăn chặn đám cháy, cấu trúc tòa nhà và mục đích sử dụng; số lượng và đối tượng cư ngụ; giới hạn của nội dung và nhiệm vụ, các hệ thống này có thể cung cấp một số chức năng chính:

1. Thứ nhất, nó cung cấp một phương tiện để phát hiện đám cháy đang bùng phát theo phương pháp thủ công hoặc tự động.

2. Thứ hai, nó cảnh báo cho cư dân trong tòa nhà biết có cháy và sự cần thiết phải sơ tán.

3. Một chức năng phổ biến là truyền tín hiệu thông báo cháy cho cơ quan PCCC hoặc tổ chức ứng phó khẩn cấp khác.

4. Chúng cũng có thể ngắt nguồn điện, điều khiển thiết bị xử lý không khí, hoặc các hoạt động đặc biệt khác (thang máy, cửa ngăn cháy…). Và nó có thể được sử dụng để khởi động hệ thống thiet bi PCCC . Hệ thống báo cháy tự động là hệ thống gồm tập hợp các thiết bị có nhiệm vụ phát hiện và báo động khi có cháy xảy ra. Việc phát ra các tín hiệu cháy có thể được thực hiện tự động bởi các đầu dò (khói, nhiệt, lửa,…) hoặc bởi con người (thông qua nút nhấn khẩn cấp). Hệ thống phải hoạt động liên tục 24/24 giờ kể cả khi mất điện.

II. CÁC THÀNH PHẦN CHÍNH CỦA HỆ THỐNG BÁO CHÁY TỰ ĐỘNG

Một hệ thống báo cháy tự động tiêu biểu sẽ có 3 thành phần như sau:

1. Trung tâm báo cháy được thiết kế dạng tủ, bao gồm các thiết bị chính: bo mạch xử lý thông tin, bộ nguồn, ác quy dự phòng.

2. Thiết bị đầu vào (thiếi bị khởi đầu)

Đầu báo: báo khói, báo nhiệt, báo gas, báo lửa…

Công tắc khẩn (nút nhấn khẩn).

3. Thiết bị đầu ra

Bảng hiển thị phụ.

Chuông báo động, còi báo động.

Đèn báo động, đèn exit.

Bộ quay số điện thoại tự động.

Upload

Bài viết liên quan

01234 56789

Contact Me on Zalo