Đầu báo cháy và những điều cần biết

19/06/2021 42

Đầu báo cháy là thiết bị cảm biến nhạy cảm với sự thay đổi của các yếu tố môi trường khi cháy như nhiệt độ, ánh sáng, nồng độ khói, để tạo ra các tín hiệu truyền về trung tâm khi giá trị của các yếu tố môi trường đạt một giá trị nhất định (ngưỡng).
* Nhiệm vụ của đầu báo cháy
Đầu báo cháy có nhiệm vụ : tạo ra tín hiệu điện để truyền về trung tâm khi các yếu tố của môi trường xung quanh đầu báo đạt 1 giá trị nhất định. Có thể coi đầu báo cháy như 1 thiết bị giao tiếp giữa các yếu tố môi trường của sự cháy với hệ thống tự động báo cháy.
Đầu báo cháy chỉ thực hiện được nhiệm vụ của mình khi các yếu tố môi trường của sự cháy nằm trong diện tích bảo vệ của nó đạt đến ngưỡng làm việc.
Tín hiệu điện mà đầu báo háy tạo ra chủ yếu dưới 2 dạng chính :
– Tín hiệu đóng hoặc mở tiếp điểm .
– Tín hiệu biến thiên đột ngột về giá trị của dòng điện .
Tuỳ thuộc vào từng loại đầu báo cháy mà tín hiệu điện nó tạo ra là khác nhau.

Upload

 PHÂN LOẠI ĐẦU BÁO CHÁY
* Theo nguyên lý làm việc của đầu báo cháy : chia thành 4 loại:
– Đầu báo cháy nhiệt: Hoạt động dựa trên sự biến đổi của yếu tố nhiệt độ.
– Đầu báo cháy khói: Hoạt động dựa trên sự biến đổi nồng độ khói.
– Đầu báo cháy lửa: Nhạy cảm với ánh sáng (ánh lửa).
– Đầu báo cháy hỗn hợp: Hoạt động dựa trên sự biến đổi của 2 trong 3 yếu tố trên.
* Phân loại theo điều kiện cung cấp năng lượng: chia thành 2 loại:
– Đầu báo cháy chủ động: Không cần cung cấp năng lượng cho đầu báo, nó vẫn hoạt động.
– Đầu báo cháy thụ động: Thường xuyên phải cung cấp năng lượng cho đầu báo.
* Phân loại theo đặc điểm kỹ thuật
– Đầu báo cháy thường: Thường dùng cho hệ thống báo cháy theo vùng.
– Đầu báo cháy địa chỉ: Thường dùng cho hệ thống báo cháy địa chỉ.
* Phân loại theo chế độ hoạt động
– Đầu báo cháy cực đại.
– Đầu báo cháy vi sai.
– Đầu báo cháy cực đại – vi sai.
 CẤU TẠO NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐẦU BÁO CHÁY
* Cấu tạo:
Tuỳ thuộc vào từng loại đầu báo cháy, vào nguyên lý làm việc, mà các đầu báo cháy có cấu tạo khác nhau. Nhưng nhìn chung đầu báo cháy bao gồm các bộ phận sau đây:
+ Bộ phận cảm biến : Đây là bộ phận quan trọng nhất của đầu báo cháy. Nó cảm nhận được sự thay đổi của các yếu tố môi trường và biến đổi sự thay đổi đó thành dạng tín hiệu điện khi các yếu tố này đạt đến 1 giá trị thích hợp đã được cài đặt sẵn. Với mỗi loại đầu báo cháy khác nhau thì bộ phận cảm biến là khác nhau.
+ Bộ phận mạch tín hiệu: là một mạch điện tử có nhiệm vụ truyền tín hiệu từ bộ phận cảm biến ra ngoài thiết bị truyền dẫn.
+ Vỏ – đế : là bộ phận bảo vệ và cố định đầu báo cháy ở khu vực cần bảo vệ.
* Nguyên lý chung:
Khi xảy ra cháy các yếu tố môi trường sẽ bị thay đổi. Các yếu tố này sẽ tác động lên đầu báo cháy và đầu báo cháy làm việc tạo ra tín hiệu điện truyền về trung tâm.

Bài viết liên quan

Hệ thống báo cháy – Lắp đặt hệ thống báo cháy tại Đà Nẵng

icon date 19/06/2021

Một khía cạnh quan trọng của công tác PCCC là phát hiện kịp thời đám cháy đang bùng phát, đồng thời cảnh báo cho cư dân trong tòa nhà và các tổ chức cứu hỏa. Đây là vai trò quan trọng của hệ thống phát hiện cháy và báo động. Tùy thuộc vào kịch bản ngăn chặn đám cháy, cấu trúc tòa nhà và mục đích sử dụng; số lượng và đối tượng cư ngụ; giới hạn của nội dung và nhiệm vụ, các hệ thống này có thể cung cấp một số chức năng chính

01234 56789

Contact Me on Zalo